Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Nhôm trong công nghiệp

               Ngày nay, nhôm là kim loại rất quen thuộc trong đời sống con người. Tuy vậy về mặt lịch sử nhôm thuộc loại các nguyên tố “trẻ”. Nhôm được tìm ra năm 1808. Công lao ấy thuộc về Davy. Nhờ các phản ứng hóa học ông đã tách được nguyên tố kim loại nhẹ, có màu sáng và gọi tên là alumin.
                Bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ 19 người ta đã sản xuất nhôm trên quy mô công nghiệp bằng phương pháp hóa học. Tuy nhiên sản lượng hàng năm rất nhỏ.
                Tính từ năm 1854 đến 1890 toàn thế giới sản xuất được khoảng 200 tấn nhôm. Vào những năm cuối cùng của thế kỷ 19 tức là từ năm 1890 nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch oxyt nhôm (Al2O3) nóng chảy trong criolit (Na3 AlF6)­. Nhờ phương pháp mới này sản lượng nhôm tăng lên nhanh chóng. Chỉ trong vòng 9 năm từ 1890 đến 1899 thế giới đã sản xuất được 28.000 tấn nhôm. Riêng năm 1930 sản lượng nhôm đạt tới 270.000 tấn. Năm 1968 sản lượng nhôm là 8.386.200 tấn. Từ năm 1960 hàng năm sản lượng tăng 15%, những năm gần đây chỉ tăng 5%/năm.
                Ngày nay, nhịp độ sản xuất nhôm tăng lên mạnh hơn, vị trí của nhôm được đưa lên hàng thứ 2 sau thép.
                Hợp kim  nhôm đầu tiên ra đời vào năm 1906. Đó là hợp kim do Alfred Wienmer tìm ra; Hiện nay được phát triển thành các đura trên cơ sở Al – Cu – Mg đang được sử dụng rộng rãi.
                Sản lượng và nhu cầu ứng dụng nhôm so với các kim loại kết cấu khác tăng lên không ngừng.
                Những ưu điểm chính của nhôm là trọng lượng riên nhỏ; độ dẫn điện dẫn nhiệt cao, khả năng chống ăn mòn trong nhiều môi trường khá tốt
                Độ bền riêng của hợp kim nhôm khoảng 16,5, trong khi đó của thép là 15,4.
                Về mặt trữ lượng, nhôm nhiều hơn sắt. Theo tính toán, nhôm chiếm 8,8% còn sắt chiếm 5,1% trọng lượng vỏ trái đất.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét